Chuyển Đổi Số Y Tế Và Tác Động Số Hóa Ngành Dược
Trong bối cảnh nền kinh tế đang diễn ra quá trình số hóa mạnh mẽ, lĩnh vực y tế và dược phẩm là lĩnh vực tiên phong đi đầu nhằm thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng sống của người dân.
Có thể nói, thị trường dược trước nay phụ thuộc phần lớn vào nhà phân phối và chuỗi phân phối. Hệ thống phân phối dược phẩm Việt Nam theo đánh giá chung, còn phức tạp và phân tán. Vậy theo lộ trình chuyển đổi số y tế sẽ tác động đến ngành dược ra sao, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Chuyển đổi số y tế
Chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng tới các công nghệ số hiện đại dẫn đến sự thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động y tế trong chăm sóc sức khỏe.
Bộ Y tế đang tập trung thực hiện 3 chương trình y tế điện tử:
- Chương trình 1. Xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai thống kê y tế điện tử để từng bước hình thành Trung tâm dữ liệu quốc gia về y tế.
- Chương trình 2. Thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử và phần mềm quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn.
- Chương trình 3. Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến một cửa của Bộ Y tế kết nối một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.
2. Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
- Quyết định số 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 của Bộ Y tế về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
- Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 phê duyệt “Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025”
3. Số hóa ngành dược
Việc hoàn thành số hóa ngành Dược là nền tảng cơ bản để thực hiện chuyển đổi số y tế nói chung và dược phẩm nói riêng, qua đó góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cán bộ y tế dễ dàng tiếp cận thông tin về thuốc; đồng thời giúp tăng cường việc quản lý, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
4. Lợi ích số hóa doanh nghiệp dược
- Tăng năng suất
- Tiết kiệm chi phí quản lý
- Xử lý thông tin, dữ liệu dễ dàng
- Bảo mật cao
- Gia tăng khả năng lưu trữ thông tin
- Khôi phục dữ liệu sau thảm họa
- Thân thiện với môi trường
- Khởi đầu công cuộc chuyển đổi số
5. Thách thức trong phân phối dược phẩm
Hệ thống phân phối dược phẩm Việt Nam theo đánh giá chung, còn phức tạp và phân tán. Trong đó, phân phối truyền thống – bán sỉ (nhà sản xuất – nhà phân phối, hoặc nhà phân phối – nhà phân phối) chiếm ưu thế.
Có thể nói, thị trường dược trước nay phụ thuộc phần lớn vào nhà phân phối và chuỗi phân phối. Giữa bối cảnh cạnh tranh và những thay đổi đặc thù ngành dược, sức ép của những nhà cung cấp cũng gia tăng cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất, do họ có nhiều lựa chọn cho một sản phẩm cùng loại từ nhiều đơn vị khác nhau.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp dược vẫn quản lý vận hành thủ công hoặc sử dụng cùng lúc nhiều loại phần mềm riêng biệt gây ra nhiều bất cập như khó cập nhật số liệu theo thời gian thực, khó thống kê dữ liệu và khó nắm bắt được tình hình kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp này cần có một giải pháp toàn diện để giải quyết những thách thức kể trên, từ khâu tiếp cận khách hàng, đến quản lý hoạt động phân phối, chăm sóc khách hàng, cũng như các chiến dịch hậu mãi, … để có thể tăng trưởng tốt trong thời công nghệ lên ngôi.
Liên hệ để được hỗ trợ:
- Hotline 1 : 0983.456.455 ( Mr. Dũng)
- Hotline 2 : 0838.317.789 ( Ms. Xuân)
- Email: BeeCvn@gmail.com